Làm hoàng đế Hậu_Chu_Thái_Tổ

Năm 950, Quách Uy lật đổ triều Hậu Hán, được các tướng sĩ tôn lên làm hoàng đế. Năm 951, Quách Uy lên ngôi tại Biện Kinh, đổi quốc hiệu là Chu, tức Hậu Chu Thái Tổ. Vì xuất thân nghèo khổ nên Hậu Chu Thái Tổ Quách Uy hiểu được nỗi khổ của dân. Ông cũng được học hành chút ít, nên chú ý trọng dụng nhân tài và quan tâm cải cách chính trị. Dưới sự cai trị của Quách Uy, tình hình hỗn loạn của thời Ngũ Đại bắt đầu được an định lại.

Khi Hậu Chu mới thành lập, em của Lưu Tri Viễn là Lưu Sùng không phục tùng sự thống trị của Hậu Chu, liền chiếm cứ Thái Nguyên, trở thành 1 chính quyền cát cứ. Lịch sử gọi chính quyền này là Bắc Hán (một trong Thập Quốc). Để đối kháng với Hậu Chu, Lưu Sùng liền nương tựa vào nước Liêu, tôn vua Liêu làm "hoàng đế chú", nhiều lần nhờ sự giúp đỡ của quân Liêu, đem quân đánh Hậu Chu nhưng đều bị Chu Thái Tổ đánh bại.

Trong suốt 30 năm thời Ngũ Đại, dân tộc Hán ở phía Bắc đã phải chịu sự cai trị của rợ Sa Đà qua 4 triều đại: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu TấnHậu Hán, lại bị người Khiết Đan nhà Liêu cướp bóc. Đến đời vua Hậu Chu Thái Tổ, dân tộc Hán miền Bắc mới đứng lên làm chủ được, vì nhà Hậu Chu là triều đại của người Hán.

Trong suốt thời thống trị của nhà Hậu Hán, không quan tâm đến đời sống nhân dân, chỉ lo bóc lột của dân, thuế khóa nặng nề, kinh tế suy sụp, "dùng thịt người làm lương thực cho quân lính" (theo Lữ Chấn Vũ).

Đến khi vua Hậu Chu Thái Tổ lên ngôi, đã xóa bỏ sức ép của sự bóc lột đang đè nặng lên vai nông dân. Ông giảm nhẹ thuế khóa, thủ tiêu đặc quyền miễn thuế, chấn hưng lại kinh tế. Nhờ đó, dân Bắc Trung Quốc mới được yên ổn, đất nước hưng vượng trở lên.[1]